Lá xương sông chữa bệnh cao huyết áp và nguyên lý chữa bệnh

 Trở về trang chủ
► Lá xương sông chữa bệnh huyết áp
► Cây Xương Sông và tác dụng thần kỳ ít ai biết đến
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

Bệnh huyết áp cao là bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà nhiều người, nhất là người cao tuổi thường mắc phải. Huyết áp cao làm tổn thương các mạch máu gây các biến chứng suy thận, giảm thị giác, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim, suy tim và dễ bị tai biến mạch máu não.
Vậy huyết áp cao là gì? Hiểu một cách nôm na, sự co bóp của tim nhồi máu vào lòng mạch máu, tạo ra sức ép của máu lên thành mạch, đó chính là huyết áp. Huyết áp thay đổi tùy lúc, và tùy các hoạt động của cơ thể, nó xuống thấp hơn lúc ta ngủ, thư giãn và lên cao hơn khi tinh thần ta bị kích động, buồn bực hoặc vận động, chơi thể thao…
Vì một nguyên do nào đó, lòng mạch máu tự dưng bị co hẹp lại khiến áp suất máu bị tăng cao. Hoặc lòng mạch máu không đổi, nhưng tim đập dồn dập tăng áp lực, huyết áp cũng tăng cao.
Một số nguyên nhân gây cao huyết áp được xác định do uống rượu nhiều quá, do chế độ ăn uống, do bệnh của tuyến nội tiết, bệnh thận. Chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều mỡ, đạm kết hợp với rượu bia… sẽ khiến các mảng cholesterol bám đầy vào mạch máu, thu hẹp lòng mạch.
Và khi lòng mạch bị thu hẹp cũng đồng nghĩa áp lực máu sẽ bị tăng lên. Còn nếu thận hoặc một số tuyến nội tiết bị trục trặc, các hormone do nó đảm trách sẽ tiết ra thất thường, quá nhiều hoặc quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và gây cao huyết áp.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể biết trước được các cơn tăng huyết áp. Lý do là hệ thống tim mạch thuộc hệ thần kinh tự động, nó không thuộc tầm kiểm soát của lý trí.
Chỉ cần một tác động vô hình ví dụ như một lời nói gây bực tức, sự xuất hiện của một người mà mình ác cảm, một hình ảnh gây sợ hãi, một nỗi lo lắng về công việc… các tuyến nội tiết sẽ tiết ra các hormone ức chế gây co mạch, khiến tim đập mạnh… và lập tức, huyết áp tăng cao.
Theo nghiên cứu có một số yếu tố khiến dễ mang bệnh cao áp. Huyết áp cao mang tính di truyền. Nếu có cha mẹ, anh em ruột bạn bị cao huyết áp, thì bạn phải thật cảnh giác với căn bệnh này. Tốt nhất là bạn nên có chế độ ăn uống và vận động hợp lý.
Ðàn ông cũng dễ cao huyết áp hơn phụ nữ và phụ nữ trên 50 tuổi cũng dễ cao huyết áp hơn hồi trẻ. Những người béo phì cũng dễ bị cao huyết áp, bởi chế độ ăn và vận động của họ thường là bất hợp lý. Hơn nữa, áp lực cân nặng chèn ép lên mạch máu cũng khiến huyết áp tăng cao. Người bị tiểu đường cũng thường bị cao huyết áp.

Tác dụng của lá xương sông với bệnh huyết áp cao

Huyết áp cao thường gặp nhiều ở người già vì hệ thống tim mạch của họ đã bị tàn phá theo thời gian bởi nhiều yếu tố. Thế nhưng cũng có người bị cao huyết áp từ trẻ, do di truyền, do cơ quan nội tiết suy yếu, do rượu, thuốc lá, các chất kích thích khác hoặc do quá căng thẳng trong công việc.  
Khoa học đã chứng minh lo âu, căng thẳng gây tăng huyết áp cấp tính. Khi cơ thể căng thẳng, hormone tiết ra là nguyên nhân dẫn đến tim đập nhanh và giảm đường kính mạch máu, cả hai điều này đều dẫn đến tăng huyết áp. Nó có thể khiến áp lực động mạch tăng lên 30%-40%. Cũng may là huyết áp sẽ bình thường ngay khi cơ thể trở lại trạng thái thư giãn, nội tiết tố này không tiết ra nữa.
Trong trường hợp tăng huyết áp vì quá căng thẳng, nhiều khi nhâm nhi một chút rượu và chuyện trò vui vẻ với bạn bè lại có tác dụng mang lại sự thư thái, giúp huyết áp cân bằng. Chúng ta cũng có thể nằm nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, nghe một bản nhạc du dương, chăm sóc cây cảnh, ngắm hồ cá cảnh… cũng có công dụng giúp huyết áp trở lại bình thường.
lá xương sông trị bệnh huyết áp cao
Lá xương sông giúp tăng cường tuần hoàn, giãn mao mạch nên có công dụng trị bệnh huyết áp cao
Trong trường hợp đề cập ở bài viết “Huyết áp cao trên 200mmHg trở về mức ổn định nhờ lá xương sông”,bà Đinh Thị Minh đã bị huyết áp cao gây choáng váng, mệt mỏi. Trường hợp của bà Minh cao huyết áp không phải do ăn uống quá thừa chất và không vận động. Có thể bà làm việc quá vất vả hoặc chức năng nội tạng suy yếu dẫn đến cao huyết áp.
Bà Minh đã dùng lá xương sông sắc uống hằng ngày và cân bằng huyết áp. Theo Đông y, lá xương sông có tác dụng khu phong trừ thấp, tiêu nước, giảm đau đặc biệt là thông kinh hoạt lạc.
Các nghiên cứu của Tây y cũng nhận ra trong lá xương sông có tinh dầu giúp tăng cường tuần hoàn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, dùng thường xuyên chữa được máu nhiễm mỡ… Công dụng giãn mao mạch, tăng cường tuần hoàn đã làm giảm áp lực của mạch máu. Đây là công dụng tức thì để giảm huyết áp. Về lâu dài, nước sắc là xương sông làm giảm mỡ máu, đảm bảo mạch máu không bị hẹp.
Hơn nữa, xương sông còn có tác dụng thông kinh hoạt lạc giúp khí huyết lưu thông dễ dàng để nuôi dưỡng cơ thể. Các bộ phận nội tạng được nuôi dưỡng tốt sẽ dần được phục hồi chức năng, từ đó cân bằng huyết áp.
Thuốc Nam tuy tốt và ít tác hại, nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng. Nếu có bất kỳ phản ứng lạ nào của cơ thể, chúng ta phải lập tức dừng sử dụng. Mỗi ngày chỉ nên dùng một một nắm lá xương sông sắc lấy nước uống trong ngày. Phương thuốc này còn giúp bổ phổi, phòng trừ ho, viêm họng và chống đau xương khớp khi trời lạnh.
Bác Sĩ Đời Sống(Theo Tuổi trẻ & Đời sống)
Tâm Sự Gia Đình