4 cách ngồi thiền: Hãy chọn cho mình một cách

dsl-vergleich.guru Trở về trang chủ   www.besucherzaehler-kostenlos.de/
Theo giáo sư Đặng Thiết Đào, nếu ngồi thiền thường xuyên thì bạn sẽ rất ít khi bị ốm. Cách ngồi thiền đúng cần lưu ý như sau:
1. Ngồi toàn kiết già
Đặt bàn chân trái lên đùi phải, rồi đặt bàn chân phải lên đùi trái, tạo thành tư thế ngồi vắt chéo chân cân bằng. Đây là tư thế hoàn thiện và khó nhất, có thể bạn cần thời gian để tập ngồi. Nếu người cao tuổi mới bắt đầu tập thì sẽ càng phải kiên trì vì các gân khớp xương thiếu sự mềm dẻo.
Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)
2. Ngồi bán kiết già
Chỉ áp dụng 1 chân so với cách ngồi toàn kiết già. Một chân gập kẹp gấp xuống dưới phía đùi trong của chân kia. Chân còn lại để lên trên. Bạn có thể đổi chân nếu khi ngồi lâu có hiện tượng tê mỏi.
Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được - Ảnh 4.
(Ảnh minh họa)
3. Ngồi kiết già thấp
Hai chân không vắt lên đùi như toàn kiết già, mà chỉ cần ngồi khoanh chân là đủ. Chân nên mở rộng.
Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được - Ảnh 5.
(Ảnh minh họa)
4. Ngồi bằng chân
Hai chân ngồi phẳng trên mặt đất thoải mái, nhưng nên mở rộng đùi so với thân với góc vuông 90 độ.
Quốc y Đại sư 101 tuổi: 10 phút đầu ngày đổi 10 năm tuổi thọ, kiểu ngồi thứ 4 ai cũng làm được - Ảnh 6.
(Ảnh minh họa)
8 điều lưu ý:
1. Thời gian tốt nhất để ngồi thiền là thực hiện ngay sau khi tỉnh dậy. Vào thời gian khác cũng có thể ngồi thiền bình thường nhưng tốt nhất là phải sau bữa ăn ít nhất một tiếng.
2. Nếu có điều kiện, bạn có thể pha một tách trà uống nóng trước khi thiền để giúp thông kinh lạc một cách hiệu quả hơn.
3. Sau khi ngồi thiền, có thể vận động thêm 20 phút sẽ làm tăng hiệu quả dưỡng sinh với các hình thức đa dạng như mát xa, tập thể dục nhẹ, đi bộ…
4. Nếu xuất hiện trung tiện (đánh rắm) sau khi ngồi thiền, bạn không phải lo lắng vì đó là dấu hiệu tốt trong việc tiêu hóa. Thiền làm tăng cảm giác ngon miệng và dễ dàng đại tiện, cải thiện hệ tiêu hóa.
5. Trong quá trình ngồi thiền, bất kể là mùa nào trong năm thì bạn cũng nên mặc đủ quần áo khi cảm thấy lạnh. Nếu quá nóng thì có thể cởi bớt quần áo, mặc đồ thông khí để tăng hiệu quả.
6. Khi ngồi thiền cần thả lỏng toàn bộ cơ bắp trên cơ thể, thư giãn, ngồi thiền trên giường hoặc trên ghế không có tựa lưng, nhưng tuyệt đối không ngồi trực tiếp lên mặt đất mà không có thảm.
7. Ngồi thiền toàn kiết già có tác dụng tốt nhất lên cơ thể vì bàn chân có rất nhiều huyệt vị, khi đè lên sẽ giống như một lần bạn mát xa, bấm huyệt. Tuy nhiên không nên cố ép mình ngồi tư thế này nếu cơ thể bạn không đủ dẻo, như thế sẽ mất tác dụng tích cực và tự nhiên của việc thiền.
8. Khi ngồi thiền cần phải chú ý đến tư thế của cổ, mặt, mắt, miệng phải thẳng, hướng về phía trước, đôi mắt nhẹ nhàng nhắm lại, miệng mím lại, không nên há ra, lưỡi đặt chống lên sát vòm họng là tốt nhất.
* Theo Health Sohu/Kknews